Để phục vụ anh chị em, mọi người có niềm đam mê sưu tầm và có ý định trồng các loại lan Phi Điệp (Giả Hạc), trầm…Vườn Lan đã bắt đầu tìm tòi và sưu tập các nguồn giống lan này để bắt phân lập, nhân giống trong phòng thí nghiệm nhằm cho ra các dòng lan có khả năng chống chịu bệnh tốt, sinh trưởng mạnh khi mang ra vườn ươm.
Với việc tự tay trồng và chăm sóc hoa lan sẽ giúp cho mọi người thích thú hơn, khi có hoa chiêm ngưỡng mỗi ngày sẽ là một niềm vui không hề nhỏ với người chơi lan.
Giới thiệu Lan Phi Điệp:
Lan Phi Điệp hay còn gọi với cái tên khác là Lan Giả Hạc. Đây được xem như một loại hoa lan được ưa chuộng ở nước ta hiện nay bởi mặt hoa đẹp và giá trị về mặt thẩm mà chúng mang lại. Đó chính là điểm mạnh khiến cho loại hoa này luôn được người chơi lan đón nhận.
Lan Phi Điệp có hình dáng cơ bản với những đặc điểm như sau: chiều cao của chúng khoảng 100 – 300 cm, lá có hình thoi, thân có đốt giống thân cây mía nhưng chúng tạo cảm giác mềm mại khi nhìn vào với thân hình cung suôn xuống, lá cây có màu xanh bóng. Hoa của chúng có mùi thơm rất dễ chịu, trong đó nhiều người liên tưởng đến mùi mâm xôi, hay mùi đại hoàng trong khi có người cảm thấy hoa này có mùi mù tạt. Chúng có đường kính chỉ khoảng từ 7 – 10 cm, tuy nhiên có một số dạng có thể nhỏ hơn, thậm chí là không nở hoàn toàn, phần màu sắc được thay đổi từ màu hồng đậm đến tím nhạt và có trải qua màu sắc biến đổi trung gian.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Phi Điệp cấy mô:
– Chuẩn bị chậu trồng và giá thể:
Chọn chậu không sâu, nhỏ, màu trắng hoặc trong suốt thì thuận lợi hơn cho bộ rễ phát triển. Tùy theo giai đoạn và tuổi cây mà thay dần các chậu lớn hơn cho phù hợp. Giá thể bao gồm các vật liệu tơi xốp, thoáng khí nhưng có khả năng giữ nước tốt như dớn trắng (nên dùng cho lan con), rêu, quyết, xơ dừa đã được xử lý tanin và mầm bệnh.
-Hướng dẫn cách trồng ạ:
Rửa sạch môi trường bám theo cây lan
– Sau khi lấy lan ra khỏi bình, đưa lan vào chậu nước, dùng tay quấy nhẹ để thạch từ từ rã ra, sau đó chuyển cây lan sang chậu nước khác, rửa 2-3 nước đến khi sạch thạch thì đưa cây ra khỏi nước ngay, không nên ngâm cây lan non trong nước lâu vì lá rễ bị thương có thể nhiễm nhiều nước, gây thối.
– Cần rửa sạch thạch vì đây là môi trường rất thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển.
– Vào chậu:
Trồng vào chậu nhỏ có đường kính 5cm. Dùng các sợi dớn mảnh để quấn quanh rễ cây lan (chú ý để hở phần cổ rễ) rồi xếp vào chậu.
– Chăm sóc:
Giữ nhiệt độ khoảng 23oC – 29oC, đặt nơi thoáng mát. Nên đặt ở nơi tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào và có ánh sáng tốt. Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK hoặc Grow More tỷ lệ 30-10-10 pha nồng độ 30-40mg/lít nước phun 7 ngày/lần. Thay chậu lần 1 sau trồng 4-6 tháng bằng chậu có đường kính 8,3cm bằng cách bỏ giá thể cũ thay giá thể mới.
Chú ý:
Phun thuốc diệt khuẩn sau khi thay chậu và trong 3-5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn giữ đủ độ ẩm cho cây. Sau 10 ngày tưới nước và tiếp tục chăm sóc bình thường.
Phun NPK 30-10-10 pha nồng độ 40mg/lít; ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như Komix. Thay chậu lần 2 sau trồng từ 16-20 tháng bằng chậu có đường kính 12cm. Dùng kéo cắt bớt các rễ già, vệ sinh sạch sẽ và trồng lại như lần 1.
Khi thấy cây nhú hoa tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 2g/lít nước, phun 7-10 ngày/lần để cho hoa mập hơn, màu sắc đẹp hơn, tươi lâu hơn. Khi cây nở hoa không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa dễ làm hoa bị úng.