Giống Dâu Tây chịu nhiệt là loại dễ trồng và dễ phát triển ở Việt Nam. Do nước ta thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa Nóng và ẩm. Quả chịu nhiệt nhỏ hơn giống quả to Đà lạt nhưng sai hơn, ra hàng vài chục quả trên 1 cây.
Đặc tính cây Dâu Tây:
– Dâu tây là loại cây thân thảo nhưng sống thành bụi, lâu năm, cây mẹ có thể đẻ con bằng ngó của nó
– Cây dâu rất nhỏ gọn, nó chỉ cao hơn 1 gang tay, có thể cho quả ngay khi nó chỉ có 5,6 cái lá. rất phù hợp cho trồng cảnh, trang trí.
– Có nhiều loại dâu tây, có giống ôn đới, giống nhiệt đới. Nhưng đa số là các giống chịu lạnh ( ôn đới), vì thế ở Đà lạt và Mộc châu dâu tây phát triển khá tốt. Gần đây với sự tiến bộ của nông nghiệp và giao thoa của nông nghiệp các nước. đã du nhập vào nước ta 1 số giống chịu nhiệt tốt, cây trồng được và ra trái ngay cả ở miền nam, miền trung nắng nóng.
Hướng dẫn cách trồng Dâu tây từ hạt hiệu quả:
Bước 1:
Hạt giống dâu tây bạn bỏ trong một túi nhựa kính hoặc túi zip để vào tủ lạnh ngăn đá khoảng 3-4 tuần.
Sau 3 -4 tuần bạn hãy bỏ túi zip ra để ở ngoại đợi đến khi túi zip trở về nhiệt độ phòng bình thường không bị đóng đá ( Không được mở túi zip ra cho đến khi túi đã trở về nhiệt độ phòng).
Nếu bạn mở túi zip quá nhanh có thể khiến nước ngưng tụ trên các hạt lạnh và như vậy sẽ làm giảm cơ hội nảy mầm của dâu tây.
Bước 2:
Sau khi gói zip đựng hạt giống đã tan băng đến nhiệt độ phòng, thì hạt giống dâu tây đã sẵn sàng đẻ trồng. Gieo hạt giống dâu tây lên trên bề mặt trước khi làm ẩm. Đặt một mảnh vải nỉ, hoặc vải dày ẩm lên trên. Giúp cho hạt giống luôn được ẩm ướt và giữ ẩm cho tới khi hạt nảy mầm.
Bước 3:
Giữ khay hạt giống của bạn dưới đèn huỳnh quang sáng với nhiệt độ ổn định từ 18 -25 độ C. Hạt nảy mầm có thể mất từ 7 ngày đến 6 tuần. Bạn hãy kiên nhẫn, khi hạt nảy mầm và lên cây con, có lá thật thứ 3 bạn có thể cấy vào chậu riêng và cho tiếp xúc với môi trường bên ngoài dần dần rồi đưa cây ra bên ngoài
Cách chăm sóc cây Dâu tây:
Chăm sóc:
Dâu tây nhỏ, xinh, thơm lừng, rất được ưa chuộng trồng trong chậu để ban công. khi đã lên cây cần chú ý gốc luôn nổi lên mặt đất, gốc sâu quá dễ bị thối gốc, cây chết dần chết mòn.
Để cây Dâu tây có thể sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế cho lần sau cây ra hoa sẽ cho hiệu quả cao hơn. Nên đặt chậu ở vị trí có nhiệt độ từ 7 – 30 độ. Bạn cũng nên chọn vị trí thoáng mát, nhiều ánh sáng để cây phát triển. Tuy nhiên, cần lưu ý, thời gian chiếu sáng cho dâu tây không quá 12 giờ/ngày, vào buổi tối, không nên để cây gần ánh đèn sẽ khiến cây phát triển nhanh nhưng không ra trái.
Vào buổi sáng sớm hoặc chiều tắt nắng, bạn tưới nước để đất ẩm và giúp cây phát triển tốt. Đối với hạt giống bạn có thể tưới nước gạo rất tốt. Đối với việc trồng dâu tây bằng cây con, bạn cũng có thể tưới nước gạo tới khi cây bám rễ (khoảng một tuần).
Sâu bệnh:
Để hạn chế tình trạng cây bị sâu bọ và dễ theo dõi, cần cắt tỉa lá khi cây mọc lá dầy hoặc tách cây non ra chậu mới. Khi cây ra hoa, quả bạn cần lưu ý tiêu diệt kiến, côn trùng vì chúng tấn công ăn hoa và quả rất nhanh. Tốt nhất, bạn nên hướng quả ra phía ngoài chậu, quả vừa phát triển đều, bạn vừa theo dõi được sâu bọ ăn quả. Bạn cũng có thể bảo vệ cây bằng cách che phủ lưới mắt cáo nhằm ngăn chặn chim chóc hoặc chó, mèo.
Thu hoạch:
Khi quả chuyển sang màu đỏ sẫm là lúc đã có thể thu hoạch. Dâu tây là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng nên bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như sinh tố, ăn trực tiếp hoặc ép nước đều rất ngon.